Vay gói 30.000 tỷ: Không cần tài sản thế chấp?
Gói hỗ trợ cho vay 30.000 tỉ đồng với lãi suất 6%/năm bắt đầu được giải ngân từ 1/6. Nhiều người dân lo lắng sẽ không có đủ điều kiện tài sản thế chấp để vay vốn. Tuy nhiên theo một số chủ đầu tư và đại diện ngân hàng, người dân có thể dùng chính căn hộ mua làm tài sản thế chấp.
Ngại thủ tục
Ông Nguyễn Phụng Thiều, tổng giám đốc công ty địa ốc Sài Gòn – Gia Định cho biết, ngày 1/6 ông đã chào với thị trường 100 căn hộ tại dự án khu dân cư Thới An (quận 12). Đây là những căn hộ có diện tích từ 50 – 70m2 và giá bán từ 10 – 13 triệu đồng/m2, hoàn toàn nằm trong quy định của bộ Xây dựng và ngân hàng Nhà nước mà người dân được vay vốn ưu đãi lãi suất mua nhà.
Trả lời phóng viên về điều kiện thế chấp, ông Thiều cho biết, để giải toả tâm lý lo ngại của khách hàng về việc mua căn hộ phải có tài sản thế chấp, phương án trả nợ, công ty ông đã làm việc với ngân hàng BIDV và ngân hàng này đã nhận cho khách hàng mua nhà tại dự án trên được thế chấp bằng chính căn hộ và không cần phải chứng minh phương án trả nợ.
“Tuy nhiên, doanh nghiệp phải cam kết với ngân hàng là khách hàng không được mua bán, sang nhượng căn hộ cho đến khi trả nợ xong. Như vậy, khách hàng chỉ cần đóng trước 30% giá trị hợp đồng sẽ được ngân hàng cho vay số tiền còn lại trong mười năm với lãi suất 6%. Với những doanh nghiệp uy tín, dự án tốt thì hầu hết sẽ được ngân hàng cho vay mà không cần tài sản thế chấp” – ông Thiều khẳng định.
Một dự án đã xây dựng xong phần thô tại quận Tân Phú cũng đang gấp rút hoàn thiện thủ tục để đưa ra thị trường hàng chục căn hộ với giá 13 triệu đồng/m2. Dù chưa đưa ra nhiều thông tin, nhưng đại diện chủ đầu tư dự án này cũng cho biết, khách hàng mua nhà tại đây cũng sẽ được dùng chính căn hộ mình mua làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, để làm được việc này, thì dự án của công ty phải được ngân hàng thẩm định về khả năng hoàn thiện, uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo cho ngân hàng một loạt tiêu chí thì ngân hàng mới dám cho vay ưu đãi.
Dù đã chuẩn bị sẵn hơn 1.200 căn hộ có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại dự án Lê Thành Tân Tạo để đưa ra thị trường vào quý 3/2013, nhưng ông Lê Hữu Nghĩa, giám đốc công ty Lê Thành – chủ đầu tư dự án – cho biết cái mà ông lo ngại nhất chính là thủ tục. “Liệu có dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này không?”, ông Thành nói.
Gỡ nút thắt
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện ngân hàng BIDV đã có văn bản gửi cho các doanh nghiệp đề nghị được cho khách hàng vay theo gói ưu đãi. Theo đó, để được vay tiền, khách hàng phải có hợp đồng mua bán nhà ở, ký kết với chủ đầu tư. Đối tượng vay phải là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà chung cư nhưng diện tích nhỏ, dưới 8m2 sử dụng/người hoặc có nhà ở riêng lẻ nhưng diện tích bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m2 sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn diện tích ở tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, khách hàng vay tiền phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nơi có dự án nhà ở. Đối với trường hợp tạm trú thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở lên.
Về tài sản thế chấp, đối người mua nhà ở thương mại giá trị dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2 thì người vay đã trở thành chủ, BIDV chấp nhận thế chấp bằng tài sản đó. Đối với người mua nhà ở xã hội, theo quy định thì trong vòng mười năm vẫn chưa được thế chấp. BIDV sẽ làm việc với địa phương, ký hợp đồng ba bên (người mua nhà – đơn vị xây dựng nhà ở – ngân hàng).
Theo đó, bên xây dựng nhà ở đồng ý cho người mua nhà được quyền thế chấp, trong điều kiện người mua nhà vay vốn ngân hàng mà không trả được nợ thì đồng ý cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội tiếp tục mua lại và bán cho người khác để người vay trả nợ ngân hàng. Như vậy thì người mua nhà ở xã hội sẽ có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và ngân hàng cũng sẽ được giảm bớt rủi ro.
Ngại thủ tục
Ông Nguyễn Phụng Thiều, tổng giám đốc công ty địa ốc Sài Gòn – Gia Định cho biết, ngày 1/6 ông đã chào với thị trường 100 căn hộ tại dự án khu dân cư Thới An (quận 12). Đây là những căn hộ có diện tích từ 50 – 70m2 và giá bán từ 10 – 13 triệu đồng/m2, hoàn toàn nằm trong quy định của bộ Xây dựng và ngân hàng Nhà nước mà người dân được vay vốn ưu đãi lãi suất mua nhà.
Trả lời phóng viên về điều kiện thế chấp, ông Thiều cho biết, để giải toả tâm lý lo ngại của khách hàng về việc mua căn hộ phải có tài sản thế chấp, phương án trả nợ, công ty ông đã làm việc với ngân hàng BIDV và ngân hàng này đã nhận cho khách hàng mua nhà tại dự án trên được thế chấp bằng chính căn hộ và không cần phải chứng minh phương án trả nợ.
Lớp lớp căn hộ đang chờ “liều thuốc” 30.000 tỉ đồng. Ảnh: T.Q
Một dự án đã xây dựng xong phần thô tại quận Tân Phú cũng đang gấp rút hoàn thiện thủ tục để đưa ra thị trường hàng chục căn hộ với giá 13 triệu đồng/m2. Dù chưa đưa ra nhiều thông tin, nhưng đại diện chủ đầu tư dự án này cũng cho biết, khách hàng mua nhà tại đây cũng sẽ được dùng chính căn hộ mình mua làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, để làm được việc này, thì dự án của công ty phải được ngân hàng thẩm định về khả năng hoàn thiện, uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo cho ngân hàng một loạt tiêu chí thì ngân hàng mới dám cho vay ưu đãi.
Dù đã chuẩn bị sẵn hơn 1.200 căn hộ có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại dự án Lê Thành Tân Tạo để đưa ra thị trường vào quý 3/2013, nhưng ông Lê Hữu Nghĩa, giám đốc công ty Lê Thành – chủ đầu tư dự án – cho biết cái mà ông lo ngại nhất chính là thủ tục. “Liệu có dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này không?”, ông Thành nói.
Gỡ nút thắt
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện ngân hàng BIDV đã có văn bản gửi cho các doanh nghiệp đề nghị được cho khách hàng vay theo gói ưu đãi. Theo đó, để được vay tiền, khách hàng phải có hợp đồng mua bán nhà ở, ký kết với chủ đầu tư. Đối tượng vay phải là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà chung cư nhưng diện tích nhỏ, dưới 8m2 sử dụng/người hoặc có nhà ở riêng lẻ nhưng diện tích bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m2 sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn diện tích ở tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của UBND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, khách hàng vay tiền phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nơi có dự án nhà ở. Đối với trường hợp tạm trú thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở lên.
Về tài sản thế chấp, đối người mua nhà ở thương mại giá trị dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2 thì người vay đã trở thành chủ, BIDV chấp nhận thế chấp bằng tài sản đó. Đối với người mua nhà ở xã hội, theo quy định thì trong vòng mười năm vẫn chưa được thế chấp. BIDV sẽ làm việc với địa phương, ký hợp đồng ba bên (người mua nhà – đơn vị xây dựng nhà ở – ngân hàng).
Theo đó, bên xây dựng nhà ở đồng ý cho người mua nhà được quyền thế chấp, trong điều kiện người mua nhà vay vốn ngân hàng mà không trả được nợ thì đồng ý cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội tiếp tục mua lại và bán cho người khác để người vay trả nợ ngân hàng. Như vậy thì người mua nhà ở xã hội sẽ có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và ngân hàng cũng sẽ được giảm bớt rủi ro.
Nguồn: SGTT
Vay gói 30.000 tỷ: Không cần tài sản thế chấp?
Gói hỗ trợ cho vay 30.000 tỉ đồng với lãi suất 6%/năm bắt đầu được giải ngân từ 1/6. Nhiều người dân lo lắng sẽ không có đủ điều kiện tài sản thế chấp để vay vốn. Tuy nhiên theo một số chủ đầu tư và đại diện ngân hàng, người dân có thể dùng chính căn hộ mua làm tài sản thế chấp.