Thị trường BĐS: Cơ hội cho những người đến sau
Bất động sản khó khăn, nhiều chủ đầu tư đã và đang phải cơ cấu lại danh mục, bằng cách loại bỏ bớt các dự án chưa mang lại lợi nhuận ngay. Lúc này cũng chính là cơ hội vàng cho các chủ đầu tư có tiềm lực mạnh và tầm nhìn dài hạn tại Việt Nam tìm kiếm cơ hội mua lại các dự án phát mãi.
Hội thảo "Triển vọng thị trường bất động sản" đang diễn ra tại Tp.HCM là sự kiện tiếp theo buổi Toạ đàm "Khả năng hồi phục của thị trường bất động sản Việt Nam" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 9/5/2013 tại Hà Nội
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử bên lề Hội thảo “Triển vọng thị trường bất động sản, ông Chris Brown, Tổng giám đốc công ty Cushman & Wakefield (Vietnam) cho biết, việc thiếu vốn đã làm cho rất nhiều chủ đầu tư không thể tiếp tục hoặc làm nốt các dự án dang dở của họ.
Nhiều chủ đầu tư đã và đang phải cơ cấu lại danh mục, bằng cách loại bỏ bớt các dự án chưa mang lại lợi nhuận ngay. Lúc này cũng chính là cơ hội vàng cho các chủ đầu tư có tiềm lực mạnh và tầm nhìn dài hạn tại Việt Nam tìm kiếm cơ hội mua lại các dự án phát mãi.
Vị chuyên gia của thị trường bất động sản cũng cho rằng, hiện nay, những nhà đầu tư thận trọng, nhiệt huyết và có khả năng tài chính tốt vẫn đang tìm kiếm những cơ hội mới ở Việt Nam và ở giai đoạn này của chu kỳ bất động sản sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư.
Câu chuyện của ông Chris Brown có thể khiến các nhà đầu tư bất động sản nhớ đến thương vụ chuyển nhượng dự án Hanoi City Complex (ngã ba Đào Tấn – Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội) của Công ty TNHH Coralis Việt Nam (Công ty con của Tập đoàn Daewoo) chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Lotte (nay là Lotte Center Hanoi) hồi cuối năm 2009.
Mặc dù xác định rõ mức độ khó khăn của thị trường bất động sản Việt Nam ở thời điểm đó nhưng với tư cách là “kẻ đến sau”, Lotte chấp nhận bỏ ra khoản tiền hàng trăm triệu USD để bước chân vào thị trường bất động sản Việt Nam. Tập đoàn này đã tập trung nguồn lực tài chính lớn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Lotte Center cao 65 tầng (là toà nhà cao thứ 2 tại Hà Nội) và sẵn sàng bắt đầu chu kỳ kinh doanh mới, ngay khi thị trường bất động sản hồi phục.
Thương vụ chuyển nhượng khiến giới đầu tư bất động sản phải thay đổi suy nghĩ về phương thức đầu tư bất động sản hiện nay. Đó là vào những thời điểm nhất định, chủ đầu tư phải chấp nhận nhượng lại những tài sản tốt để thúc đẩy dòng vốn cho các dự án kinh doanh kế tiếp, miễn là “được giá”.
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản đổi chiều khiến giới chủ đầu tư bất động sản thay đổi quan điểm về việc mua – bán, sáp nhập dự án bất động sản. Đó không còn là nỗi buồn mà là niềm vui lớn nếu thương vụ có lợi nhuận đủ nhiều. Bán dự án không còn là “vấn đề”. Các ông chủ chỉ bàn về việc bán dự án với giá nào mà thôi.
Mua bán dự án giờ đây đã trở thành niềm vui của các nhà đầu tư bất động sản khi mới đây Tập đoàn Perdana Parkcity (Singapore) hoan hỉ thông báo đã hoàn thành việc mua lại 100% cổ phần và tiếp quản Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Nam (VIDC) - chủ đầu tư dự án ParkCity trên đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội). Giá trị của thương vụ không được 2 bên tiết lộ cụ thể nhưng có những đồn đoán trong giới đầu tư bất động sản rằng Perdana đã có được khoản hời nặng túi khi chỉ phải trả cho chủ cũ của Park City Hà Nội khoản tiền chưa đến 100 triệu USD để sở hữu dự án 77 ha với vị trí khá đắc địa tại quận Hà Đông.
Hiện tại, Tổng công ty Vinaconex đang ngỏ ý chuyển nhượng 100% vốn góp tại Liên doanh An Khánh JVC – đơn vị chủ quản dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Splendora. Thông tin chào bán công khai trên trang web của đơn vị này để nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể dễ dàng tiếp cận. Lý do chuyển nhượng cũng được ông Nguyễn Thành Phương – Chủ tịch HĐQT Vinaconex thẳng thắn công bố là để “tái cấu trúc” công ty trong điều kiện khó khăn về vốn cho các dự án bất động sản. Với Vinaconex thời điểm này, không chỉ Spledora mà còn nhiều dự án xi măng, bất động sản khác, chỉ cần “được giá là bán”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử bên lề Hội thảo “Triển vọng thị trường bất động sản, ông Chris Brown, Tổng giám đốc công ty Cushman & Wakefield (Vietnam) cho biết, việc thiếu vốn đã làm cho rất nhiều chủ đầu tư không thể tiếp tục hoặc làm nốt các dự án dang dở của họ.
Nhiều chủ đầu tư đã và đang phải cơ cấu lại danh mục, bằng cách loại bỏ bớt các dự án chưa mang lại lợi nhuận ngay. Lúc này cũng chính là cơ hội vàng cho các chủ đầu tư có tiềm lực mạnh và tầm nhìn dài hạn tại Việt Nam tìm kiếm cơ hội mua lại các dự án phát mãi.
Vị chuyên gia của thị trường bất động sản cũng cho rằng, hiện nay, những nhà đầu tư thận trọng, nhiệt huyết và có khả năng tài chính tốt vẫn đang tìm kiếm những cơ hội mới ở Việt Nam và ở giai đoạn này của chu kỳ bất động sản sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư.
Câu chuyện của ông Chris Brown có thể khiến các nhà đầu tư bất động sản nhớ đến thương vụ chuyển nhượng dự án Hanoi City Complex (ngã ba Đào Tấn – Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội) của Công ty TNHH Coralis Việt Nam (Công ty con của Tập đoàn Daewoo) chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Lotte (nay là Lotte Center Hanoi) hồi cuối năm 2009.
Vinaconex đang chào bán 50% cổ phần tại Liên doanh An Khánh JVC - chủ đầu tư dự án Khu đô thị Splendora tại Hà Nội
Mặc dù xác định rõ mức độ khó khăn của thị trường bất động sản Việt Nam ở thời điểm đó nhưng với tư cách là “kẻ đến sau”, Lotte chấp nhận bỏ ra khoản tiền hàng trăm triệu USD để bước chân vào thị trường bất động sản Việt Nam. Tập đoàn này đã tập trung nguồn lực tài chính lớn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Lotte Center cao 65 tầng (là toà nhà cao thứ 2 tại Hà Nội) và sẵn sàng bắt đầu chu kỳ kinh doanh mới, ngay khi thị trường bất động sản hồi phục.
Thương vụ chuyển nhượng khiến giới đầu tư bất động sản phải thay đổi suy nghĩ về phương thức đầu tư bất động sản hiện nay. Đó là vào những thời điểm nhất định, chủ đầu tư phải chấp nhận nhượng lại những tài sản tốt để thúc đẩy dòng vốn cho các dự án kinh doanh kế tiếp, miễn là “được giá”.
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản đổi chiều khiến giới chủ đầu tư bất động sản thay đổi quan điểm về việc mua – bán, sáp nhập dự án bất động sản. Đó không còn là nỗi buồn mà là niềm vui lớn nếu thương vụ có lợi nhuận đủ nhiều. Bán dự án không còn là “vấn đề”. Các ông chủ chỉ bàn về việc bán dự án với giá nào mà thôi.
Mua bán dự án giờ đây đã trở thành niềm vui của các nhà đầu tư bất động sản khi mới đây Tập đoàn Perdana Parkcity (Singapore) hoan hỉ thông báo đã hoàn thành việc mua lại 100% cổ phần và tiếp quản Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Nam (VIDC) - chủ đầu tư dự án ParkCity trên đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội). Giá trị của thương vụ không được 2 bên tiết lộ cụ thể nhưng có những đồn đoán trong giới đầu tư bất động sản rằng Perdana đã có được khoản hời nặng túi khi chỉ phải trả cho chủ cũ của Park City Hà Nội khoản tiền chưa đến 100 triệu USD để sở hữu dự án 77 ha với vị trí khá đắc địa tại quận Hà Đông.
Hiện tại, Tổng công ty Vinaconex đang ngỏ ý chuyển nhượng 100% vốn góp tại Liên doanh An Khánh JVC – đơn vị chủ quản dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Splendora. Thông tin chào bán công khai trên trang web của đơn vị này để nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể dễ dàng tiếp cận. Lý do chuyển nhượng cũng được ông Nguyễn Thành Phương – Chủ tịch HĐQT Vinaconex thẳng thắn công bố là để “tái cấu trúc” công ty trong điều kiện khó khăn về vốn cho các dự án bất động sản. Với Vinaconex thời điểm này, không chỉ Spledora mà còn nhiều dự án xi măng, bất động sản khác, chỉ cần “được giá là bán”.
Nguồn: Đầu tư
Thị trường BĐS: Cơ hội cho những người đến sau
Bất động sản khó khăn, nhiều chủ đầu tư đã và đang phải cơ cấu lại danh mục, bằng cách loại bỏ bớt các dự án chưa mang lại lợi nhuận ngay. Lúc này cũng chính là cơ hội vàng cho các chủ đầu tư có tiềm lực mạnh và tầm nhìn dài hạn tại Việt Nam tìm kiếm cơ hội mua lại các dự án phát mãi.