Nhà ở xã hội dành cho ai?
Tại Tp.HCM, tuần qua, sở Xây dựng đã đưa bốn dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành ra xem xét để cho các cán bộ công chức đang hưởng lương từ ngân sách đăng ký thuê, thuê mua và mua để ở. Ghi nhận của phóng viên từ những buổi đăng ký cho thấy, dù lượng căn hộ có sẵn là tương đối, nhưng không phải ai cũng có cơ hội để vào ở, bởi ngoài những điều kiện chặt chẽ về tính đối tượng thì giá cả cũng là một vấn đề khiến người mua băn khoăn. Theo đó, giá thành thấp nhất của một căn hộ xã hội cũng từ 11 triệu đồng/m2 trở lên, không thấp hơn nhiều so với căn hộ thương mại đang chào bán trên thị trường.
Cụ thể, với 114 căn nhà ở xã hội có diện tích từ 42 – 60m2 tại dự án chung cư 157/R8 Tô Hiến Thành, quận 10, giá thành đầu tư – theo sở Xây dựng – đã 11 triệu đồng/m2, dành để bán cho cán bộ, công chức, viên chức hội đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Riêng 90 căn hộ tại chung cư 26 Nguyễn Thượng Hiền, quận Gò Vấp lại có giá thành đầu tư xây dựng lên tới 14.789.803 đồng/m2, được thành phố dành cho thuê. Còn tám căn hộ có diện tích 66m2 tại chung cư Đông Hưng 2 (đường Nguyễn Văn Quá, quận 12) được phân phối dưới hình thức thuê mua với giá từ 56.490 – 68.771 đồng/m2/tháng trong thời gian 15 năm, tính giá mua sau thời gian thuê thì trung bình mỗi mét vuông từ 10,2 – 12,4 triệu đồng/m2.
Với giá nêu trên, một “khách hàng” đăng ký thuê mua nhà ở xã hội tính toán: Để thuê mua căn hộ tại chung cư Đông Hưng 2 anh phải bỏ ra từ 4 – 4,5 triệu đồng/tháng, chưa kể phí quản lý. Số tiền trả dưới hình thức góp này sẽ được điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống tuỳ từng thời điểm và người mua sẽ phải trả lãi suất theo quy định của Nhà nước. Nếu tính tổng thì trong thời gian 15 năm, người thuê mua phải thanh toán 670 – 818 triệu đồng để sở hữu căn hộ diện tích 66m2. Trong khi đó, tại một số quận trên địa bàn Tp.HCM đang có nhiều dự án thương mại được các chủ đầu tư chào bán với giá từ 11 – 13 triệu đồng/m2, khách hàng chỉ phải trả trước 30%, số tiền còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ trong vòng mười năm, trong đó một năm lãi suất 0%.
Giá không mấy cạnh tranh, nhà ở xã hội còn chịu nhiều ràng buộc khác, trong đó khó nhất là điều kiện chuyển nhượng. Theo nghị định hướng dẫn thi hành luật Nhà ở, người thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán, cho thuê, thuê mua sau thời gian tối thiểu mười năm và phải thanh toán hết số tiền thuê mua. Trong trường hợp mua nhà chưa đủ thời gian mười năm kể từ thời điểm ký kết hợp đồng mua bán, nhưng bên mua có nhu cầu bán thì chỉ được bán cho Nhà nước hay chủ đầu tư hoặc đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của địa phương, nhưng giá không cao hơn mức nhà ở xã hội cùng loại tại thời điểm bán.
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cũng cho rằng, muốn sở hữu một căn nhà xã hội (nhà thương mại chuyển sang) thì người dân cũng phải đóng trước 30% giá trị căn hộ, số tiền còn lại sẽ trả dần trong mười năm, theo dự thảo của cơ quan chức năng, bình quân mỗi tháng người mua nhà xã hội phải trả khoảng 8 triệu đồng. Số tiền này là không nhỏ so với thu nhập của nhiều người mua.
Một khu nhà ở xã hội đang trong quá trình xây dựng. Nguồn: Internet
Cụ thể, với 114 căn nhà ở xã hội có diện tích từ 42 – 60m2 tại dự án chung cư 157/R8 Tô Hiến Thành, quận 10, giá thành đầu tư – theo sở Xây dựng – đã 11 triệu đồng/m2, dành để bán cho cán bộ, công chức, viên chức hội đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Riêng 90 căn hộ tại chung cư 26 Nguyễn Thượng Hiền, quận Gò Vấp lại có giá thành đầu tư xây dựng lên tới 14.789.803 đồng/m2, được thành phố dành cho thuê. Còn tám căn hộ có diện tích 66m2 tại chung cư Đông Hưng 2 (đường Nguyễn Văn Quá, quận 12) được phân phối dưới hình thức thuê mua với giá từ 56.490 – 68.771 đồng/m2/tháng trong thời gian 15 năm, tính giá mua sau thời gian thuê thì trung bình mỗi mét vuông từ 10,2 – 12,4 triệu đồng/m2.
Với giá nêu trên, một “khách hàng” đăng ký thuê mua nhà ở xã hội tính toán: Để thuê mua căn hộ tại chung cư Đông Hưng 2 anh phải bỏ ra từ 4 – 4,5 triệu đồng/tháng, chưa kể phí quản lý. Số tiền trả dưới hình thức góp này sẽ được điều chỉnh tăng lên hay giảm xuống tuỳ từng thời điểm và người mua sẽ phải trả lãi suất theo quy định của Nhà nước. Nếu tính tổng thì trong thời gian 15 năm, người thuê mua phải thanh toán 670 – 818 triệu đồng để sở hữu căn hộ diện tích 66m2. Trong khi đó, tại một số quận trên địa bàn Tp.HCM đang có nhiều dự án thương mại được các chủ đầu tư chào bán với giá từ 11 – 13 triệu đồng/m2, khách hàng chỉ phải trả trước 30%, số tiền còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ trong vòng mười năm, trong đó một năm lãi suất 0%.
Giá không mấy cạnh tranh, nhà ở xã hội còn chịu nhiều ràng buộc khác, trong đó khó nhất là điều kiện chuyển nhượng. Theo nghị định hướng dẫn thi hành luật Nhà ở, người thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được phép bán, cho thuê, thuê mua sau thời gian tối thiểu mười năm và phải thanh toán hết số tiền thuê mua. Trong trường hợp mua nhà chưa đủ thời gian mười năm kể từ thời điểm ký kết hợp đồng mua bán, nhưng bên mua có nhu cầu bán thì chỉ được bán cho Nhà nước hay chủ đầu tư hoặc đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của địa phương, nhưng giá không cao hơn mức nhà ở xã hội cùng loại tại thời điểm bán.
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cũng cho rằng, muốn sở hữu một căn nhà xã hội (nhà thương mại chuyển sang) thì người dân cũng phải đóng trước 30% giá trị căn hộ, số tiền còn lại sẽ trả dần trong mười năm, theo dự thảo của cơ quan chức năng, bình quân mỗi tháng người mua nhà xã hội phải trả khoảng 8 triệu đồng. Số tiền này là không nhỏ so với thu nhập của nhiều người mua.
Nguồn: SGTT
Nhà ở xã hội dành cho ai?
Phong trào chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội theo chủ trương của các cơ quan nhà nước với nhiều mục đích khác nhau đang diễn ra tại các thành phố lớn. Nhưng người dân có đủ sức mua và có mặn mà hay không trong khi giá cả những căn hộ này không đủ sức cạnh tranh với nhà thương mại?