Mở rộng diện Việt kiều sở hữu nhà
Sẽ có ba nhóm đối tượng Việt kiều được phép sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định mới trong Luật nhà ở mà Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ. Các đối tượng đều có sự thay đổi theo hướng mở rộng.
Các đối tượng mua nhà đều được mở rộng. Ảnh: Hoàng Hà
Diện được sở hữu nhiều nhà (không hạn chế số lượng) ở tại Việt Nam được mở rộng bao gồm những người còn quốc tịch Việt Nam không phân biệt đối tượng; những người gốc Việt Nam (không còn quốc tịch) nhưng về đầu tư trực tiếp trong nước theo pháp luật, đã kết hôn với công dân Việt Nam trong nước, có công với đất nước, có trình độ từ đại học trở lên đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế, xã hội... thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam như công dân Việt Nam trong nước.
Với trường hợp người gốc Việt không thuộc đối tượng nêu trên mà được phép cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên hoặc được cấp giấy miễn thị thực thì có quyền sở hữu một căn nhà ở Việt Nam.
Trước khi sửa đổi, theo quy định, người gốc Việt nếu thuộc 4 nhóm ưu tiên gồm người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam gồm người có công với cách mạng, nhà khoa học, các chuyên gia hoặc người có nhu cầu về nước sống ổn định được sở hữu nhà như người Việt trong nước. Với người gốc Việt không thuộc các nhóm ưu tiên nói trên sẽ chỉ được sở hữu một nhà ở.
Những người thuộc nhóm được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không có những ràng buộc về thời gian cư trú, chỉ cần có mặt ở Việt Nam một ngày là có thể mua nhà, tức là nhất thiết phải từng nhập cảnh vào Việt Nam. Với những người thuộc nhóm chỉ được sở hữu một nhà ở sẽ phải kèm điều kiện được phép cư trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên hoặc có giấy miễn thị thực.
Việc quy định đối tượng như trên nhằm tạo sự bình đẳng về quyền được sở hữu nhà tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, cũng như người Việt định cư ở nước ngoài với người nước ngoài.
Nguồn: DoThi
Mở rộng diện Việt kiều sở hữu nhà
Sẽ có ba nhóm đối tượng Việt kiều được phép sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định mới trong Luật nhà ở mà Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ. Các đối tượng đều có sự thay đổi theo hướng mở rộng.