Bỏ điều kiện tách thửa có làm khó cho dân?
Các sở, ngành Tp.HCM cho rằng điều kiện về tách thửa các khu đất lớn của UBND TP đã phát huy hiệu lực, được sự đồng thuận của người dân và cơ quan nhà nước.
“Yêu cầu muốn tách thửa khu đất rộng trên 1.000 m2 thì phải có phương án hạ tầng hoặc lập dự án tại Quyết định 19/2009 của UBND Tp.HCM là cần thiết”. Đó là quan điểm chung của các sở, ngành có liên quan sau khi Cục Kiểm tra Văn bản của Bộ Tư pháp “tuýt còi” hai quyết định 19/2009 và 54/2012 của UBND TP về điều kiện tách thửa đất.
Tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ
“Tại TP, những trường hợp tách thửa không đi kèm chuyển mục đích sử dụng (ví dụ, đất lúa tách thành đất lúa, đất ở tách thành đất ở) không nhiều. Chủ yếu người sử dụng đất xin tách thửa là để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phổ biến từ đất nông nghiệp thành đất ở. Một khi đã hình thành khu nhà ở thì phải có hạ tầng như điện đường, cấp thoát nước…” - Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Hoài Nam giải thích về lý do Quyết định 19 đặt ra quy định về điều kiện tách thửa khu đất trên 1.000 m2.
Báo cáo của Sở TN&MT cho hay trong quá trình xây dựng Quyết định 19, nhiều quận, huyện đề nghị cần quy định kèm theo tách thửa là thủ tục chuyển mục đích sử dụng và yêu cầu phải có phương án đầu tư hạ tầng. Riêng đối với các thửa đất nông nghiệp có diện tích lớn thuộc khu vực không có hạ tầng kỹ thuật, khi người sử dụng đất xin tách thửa, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở sẽ gặp khó khăn.
“Yêu cầu tất yếu là phải có hạ tầng thì mới có thể chuyển khu đất nông nghiệp không tiếp giáp với đường sá trở thành đất ở. Nếu chờ Nhà nước làm xong hạ tầng thì người dân phải mất nhiều thời gian. Do đó, Quyết định 19 cho phép người dân có phương án đầu tư hạ tầng sẽ được tách thửa, chuyển mục đích khu đất lớn chính là để tạo thuận lợi cho họ” - ông Nam nói thêm.
Sở cho biết thực tế từ năm 2009 (khi Quyết định 19 có hiệu lực) đến nay, quy định này đã phát huy hiệu lực, được sự đồng thuận của người dân và cơ quan nhà nước. Quyết định này cũng tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để quản lý các thửa đất sau khi tách thửa và chuyển mục đích đảm bảo phù hợp quy hoạch, có đường giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện.
“Việc không quy định điều kiện tách thửa đất sẽ khiến người sử dụng đất không có cơ sở pháp lý để thực hiện việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai” - sở này phân tích.
Nên khoanh vùng khu vực được tách thửa
Sở QH-KT TP cũng cùng quan điểm phải có quy định về phương án hạ tầng khi tách thửa, chuyển mục đích những khu đất lớn. “Tại một số địa phương có trường hợp chủ đầu tư không lập dự án cho khu đất vài ngàn mét vuông mà họ chia nhỏ thành nhiều mảnh rồi lập tổng mặt bằng của khu đất để tách thửa, chuyển mục đích. Sau đó các khu vực này hình thành những khu nhà mới kém chất lượng làm đất đai manh mún, quy hoạch thì da beo rời rạc, không kết nối nhau, thiếu đồng bộ. Nếu bây giờ bỏ luôn quy định lập tổng mặt bằng hoặc lập dự án thì sẽ còn tạo ra những khu nhà tệ hơn như thế nữa” - ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở QH-KT TP, nhận xét.
Theo quan điểm của ông Toàn, không nên quy định chung tất cả trường hợp và khu vực đều có thể tách thửa, chuyển mục đích. “Nên sửa Quyết định 19 theo hướng sẽ khoanh vùng khu vực nào được phép tách thửa, chuyển mục đích. Tại đây, có thể giảm diện tích tối thiểu nhỏ hơn nữa miễn sao đủ quy chuẩn để xây dựng, chẳng hạn chừng 40 m2 và cho phép xây dựng nhà ở với quy mô phù hợp. Những khu vực này không đòi hỏi cao về hạ tầng kỹ thuật, chỉ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản và chấp nhận được nhằm phục vụ cho những người thu nhập thấp. Nhà ở khu vực này xem như là một bước chuyển tiếp của đô thị và nhiều nước trên thế giới đã làm như thế” - ông Toàn góp ý.
“Yêu cầu muốn tách thửa khu đất rộng trên 1.000 m2 thì phải có phương án hạ tầng hoặc lập dự án tại Quyết định 19/2009 của UBND Tp.HCM là cần thiết”. Đó là quan điểm chung của các sở, ngành có liên quan sau khi Cục Kiểm tra Văn bản của Bộ Tư pháp “tuýt còi” hai quyết định 19/2009 và 54/2012 của UBND TP về điều kiện tách thửa đất.
Tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ
“Tại TP, những trường hợp tách thửa không đi kèm chuyển mục đích sử dụng (ví dụ, đất lúa tách thành đất lúa, đất ở tách thành đất ở) không nhiều. Chủ yếu người sử dụng đất xin tách thửa là để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phổ biến từ đất nông nghiệp thành đất ở. Một khi đã hình thành khu nhà ở thì phải có hạ tầng như điện đường, cấp thoát nước…” - Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Hoài Nam giải thích về lý do Quyết định 19 đặt ra quy định về điều kiện tách thửa khu đất trên 1.000 m2.
Báo cáo của Sở TN&MT cho hay trong quá trình xây dựng Quyết định 19, nhiều quận, huyện đề nghị cần quy định kèm theo tách thửa là thủ tục chuyển mục đích sử dụng và yêu cầu phải có phương án đầu tư hạ tầng. Riêng đối với các thửa đất nông nghiệp có diện tích lớn thuộc khu vực không có hạ tầng kỹ thuật, khi người sử dụng đất xin tách thửa, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở sẽ gặp khó khăn.
Việc tách thửa những khu đất nông nghiệp lớn thành đất ở phải có hạ tầng theo quy định nhằm tránh những khu ổ chuột mới
“Yêu cầu tất yếu là phải có hạ tầng thì mới có thể chuyển khu đất nông nghiệp không tiếp giáp với đường sá trở thành đất ở. Nếu chờ Nhà nước làm xong hạ tầng thì người dân phải mất nhiều thời gian. Do đó, Quyết định 19 cho phép người dân có phương án đầu tư hạ tầng sẽ được tách thửa, chuyển mục đích khu đất lớn chính là để tạo thuận lợi cho họ” - ông Nam nói thêm.
Sở cho biết thực tế từ năm 2009 (khi Quyết định 19 có hiệu lực) đến nay, quy định này đã phát huy hiệu lực, được sự đồng thuận của người dân và cơ quan nhà nước. Quyết định này cũng tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để quản lý các thửa đất sau khi tách thửa và chuyển mục đích đảm bảo phù hợp quy hoạch, có đường giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện.
“Việc không quy định điều kiện tách thửa đất sẽ khiến người sử dụng đất không có cơ sở pháp lý để thực hiện việc tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai” - sở này phân tích.
Nên khoanh vùng khu vực được tách thửa
Sở QH-KT TP cũng cùng quan điểm phải có quy định về phương án hạ tầng khi tách thửa, chuyển mục đích những khu đất lớn. “Tại một số địa phương có trường hợp chủ đầu tư không lập dự án cho khu đất vài ngàn mét vuông mà họ chia nhỏ thành nhiều mảnh rồi lập tổng mặt bằng của khu đất để tách thửa, chuyển mục đích. Sau đó các khu vực này hình thành những khu nhà mới kém chất lượng làm đất đai manh mún, quy hoạch thì da beo rời rạc, không kết nối nhau, thiếu đồng bộ. Nếu bây giờ bỏ luôn quy định lập tổng mặt bằng hoặc lập dự án thì sẽ còn tạo ra những khu nhà tệ hơn như thế nữa” - ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở QH-KT TP, nhận xét.
Theo quan điểm của ông Toàn, không nên quy định chung tất cả trường hợp và khu vực đều có thể tách thửa, chuyển mục đích. “Nên sửa Quyết định 19 theo hướng sẽ khoanh vùng khu vực nào được phép tách thửa, chuyển mục đích. Tại đây, có thể giảm diện tích tối thiểu nhỏ hơn nữa miễn sao đủ quy chuẩn để xây dựng, chẳng hạn chừng 40 m2 và cho phép xây dựng nhà ở với quy mô phù hợp. Những khu vực này không đòi hỏi cao về hạ tầng kỹ thuật, chỉ cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản và chấp nhận được nhằm phục vụ cho những người thu nhập thấp. Nhà ở khu vực này xem như là một bước chuyển tiếp của đô thị và nhiều nước trên thế giới đã làm như thế” - ông Toàn góp ý.
Nếu hủy bỏ những điều kiện tách thửa tại Quyết định 19/2009 và Quyết định 54/2012 thì phải có một quyết định khác quy định lại các điều kiện cụ thể chứ không thể bỏ trống được.Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tp.HCMNếu cho phép xây dựng tràn lan sẽ ảnh hưởng đến phát triển đô thị bền vững sau này. Việc khoanh vùng khu vực nào được tách thửa chuyển mục đích không phải do các địa phương thực hiện mà “đầu tàu” sẽ là UBND TP với sự tham gia của các sở QH-KT, Xây dựng và TN&MT để tạo sự đồng bộ cho cả TP.Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở QH-KT Tp.HCM
Nguồn: PLTP
Bỏ điều kiện tách thửa có làm khó cho dân?
Các sở, ngành Tp.HCM cho rằng điều kiện về tách thửa các khu đất lớn của UBND TP đã phát huy hiệu lực, được sự đồng thuận của người dân và cơ quan nhà nước.