Biến động tỷ giá ảnh hưởng ra sao tới thị trường bất động sản?
Thông thường, tỷ giá biến động sẽ kéo theo sự dịch chuyển của xu hướng dòng tiền. Theo đánh giá từ các chuyên gia kinh tế, việc này cũng có tác động đến các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Riêng với bất động sản (BĐS), những khía cạnh nào sẽ chịu ảnh hưởng trước sự biến động khá lớn về tỷ giá như vậy?
Giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam vừa được điều chỉnh tăng bất ngờ bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ hôm 19/9 vừa qua, với mức điều chỉnh tăng 1% từ 21.673 VNĐ/USD lên 21.890 VNĐ/USD, bên cạnh đó biên độ tỷ giá cũng được tăng từ +/-2% lên +/-3%.
Cùng với hai lần điều chỉnh tăng vào tháng 1/2015 và tháng 5/2015 trước đó, tỷ giá VNĐ/USD trên thực tế đã tăng thêm 5%.
Xu hướng của dòng tiền
Theo nhận định của Chủ tịch Sohovietnam, ông Phan Xuân Cần, dòng tiền sẽ dịch chuyển khi tỷ giá có sự biến động lớn. Với mức tăng 5% của tỷ giá từ đầu năm đến nay, rất có thể xuất hiện xu hướng dịch chuyển của dòng tiền tiết kiệm sang những tài sản khác. Song, đó sẽ không phải sự biến động quá lớn hay gây nên làn sóng.
Ông Cần đánh giá: “Với biến động này, theo tôi sẽ có xu hướng tích trữ tài tài sản nói chung chứ không riêng gì BĐS. Có người mua nhà đất, có người mua vàng, có người mua USD,…thay vì giữ tiền mặt, bởi gửi tiết kiệm sẽ không còn lời với tỷ giá biến động như hiện nay và cộng với lạm phát.”
Ngoài ra, kiều hối đổ về Việt Nam là bằng USD nên việc tăng tỷ giá sẽ giúp họ có lợi hơn khi giao dịch hàng hoá. BĐS cũng là một loại tài sản, hàng hoá hút một lượng khá lớn dòng tiền trên. Theo ước tính, có khoảng 11-12 tỷ USD kiều hối đổ về thị trường Việt Nam mỗi năm, riêng BĐS đã được đón nhận 20% và thị trường BĐS theo đó cũng được kích cầu từ 2,5 tỷ USD.
Chưa hết, các chuyên gia cũng cho rằng, với chính sách mở cửa cho việc sở hữu và mua BĐS tại Việt Nam cho người nước ngoài, BĐS cũng nhận được sự tác động tích cực, điển hình là với phân khúc BĐS cao cấp. Người nước ngoài trên thực tế hiện cũng là nguồn cầu khá lớn để những doanh nghiệp địa ốc hướng tới.
Dòng tiền trên sẽ được kích cầu chảy vào thị trường BĐS mạnh hơn nữa với sự biến động của tỷ giá như vậy. Khi dòng tiền kiều hối, người nước ngoài mua BĐS rẻ hơn, thị trường BĐS cũng sẽ được hưởng lợi.
Mặc dù vậy, ông Cần cũng cho rằng, thị trường địa ốc hiện đang có vô vàn sự lựa chọn: từ nhà phố, biệt thự, biệt thự biển cho đến chung cư... Và, để có lợi nhất thì việc lựa chọn, mua bán cũng tuỳ thuộc vào mỗi khách hàng.
Chi phí đầu vào của các dự án BĐS
Tỷ giá tăng không chỉ tác động đến xu hướng dòng tiền, bên cạnh đó nó cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí đầu vào của nhiều dự án BĐS. Song, vấn đề này cũng không đáng lo ngại vì không tác động nhiều đến các dự án BĐS vốn hay sử dụng vật liệu trong nước. Còn lại, một vài dự án BĐS cao cấp thường dùng vật liệu đầu vào được nhập ngoại thì chắc chắn khi tỷ giá tăng, chi phí sẽ bị đội lên.
Thế nhưng, một vài ý kiến của các chuyên gia trong ngành cho rằng, đầu vào của các dự án BĐS sẽ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ việc biến động mạnh của tỷ giá.
Điều này cũng có nghĩa là, lãi vay chịu ảnh hưởng khi tỷ giá bị đẩy lên cao. Theo đó, các dự án sẽ chịu mức lãi suất cao nếu vay vốn ngân hàng.
Vấn đề được đặt ra và cũng dành được sự quan tâm của dư luận đó là việc tăng tỷ giá có dẫn đến tăng giá bất động sản hay không?
Theo phân tích của Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Cường, giá bất động sản khó có thể tăng trước sự biến động của tỷ giá. Nguyên do là vì hiện nay thị trường chủ yếu đang tập trung đẩy mạnh giải quyết hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ chỉ gặp thêm khó khăn nếu đẩy giá BĐS. Không những vậy, việc tăng giá bán với các dự án có tính thanh khoản thấp cũng sẽ đồng nghĩa với việc "tự sát".
Một vài chuyên gia trong ngành cũng nhận định, không riêng gì tỷ giá, còn nhiều yếu tố khác như cung - cầu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường. Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, tỷ giá tăng sẽ khó kéo theo việc tăng giá bất động sản.
Giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam vừa được điều chỉnh tăng bất ngờ bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ hôm 19/9 vừa qua, với mức điều chỉnh tăng 1% từ 21.673 VNĐ/USD lên 21.890 VNĐ/USD, bên cạnh đó biên độ tỷ giá cũng được tăng từ +/-2% lên +/-3%.
Cùng với hai lần điều chỉnh tăng vào tháng 1/2015 và tháng 5/2015 trước đó, tỷ giá VNĐ/USD trên thực tế đã tăng thêm 5%.
Xu hướng của dòng tiền
Theo nhận định của Chủ tịch Sohovietnam, ông Phan Xuân Cần, dòng tiền sẽ dịch chuyển khi tỷ giá có sự biến động lớn. Với mức tăng 5% của tỷ giá từ đầu năm đến nay, rất có thể xuất hiện xu hướng dịch chuyển của dòng tiền tiết kiệm sang những tài sản khác. Song, đó sẽ không phải sự biến động quá lớn hay gây nên làn sóng.
Ông Cần đánh giá: “Với biến động này, theo tôi sẽ có xu hướng tích trữ tài tài sản nói chung chứ không riêng gì BĐS. Có người mua nhà đất, có người mua vàng, có người mua USD,…thay vì giữ tiền mặt, bởi gửi tiết kiệm sẽ không còn lời với tỷ giá biến động như hiện nay và cộng với lạm phát.”
Ngoài ra, kiều hối đổ về Việt Nam là bằng USD nên việc tăng tỷ giá sẽ giúp họ có lợi hơn khi giao dịch hàng hoá. BĐS cũng là một loại tài sản, hàng hoá hút một lượng khá lớn dòng tiền trên. Theo ước tính, có khoảng 11-12 tỷ USD kiều hối đổ về thị trường Việt Nam mỗi năm, riêng BĐS đã được đón nhận 20% và thị trường BĐS theo đó cũng được kích cầu từ 2,5 tỷ USD.
Không riêng gì tỷ giá, còn nhiều yếu tố khác như cung - cầu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường
Dòng tiền trên sẽ được kích cầu chảy vào thị trường BĐS mạnh hơn nữa với sự biến động của tỷ giá như vậy. Khi dòng tiền kiều hối, người nước ngoài mua BĐS rẻ hơn, thị trường BĐS cũng sẽ được hưởng lợi.
Mặc dù vậy, ông Cần cũng cho rằng, thị trường địa ốc hiện đang có vô vàn sự lựa chọn: từ nhà phố, biệt thự, biệt thự biển cho đến chung cư... Và, để có lợi nhất thì việc lựa chọn, mua bán cũng tuỳ thuộc vào mỗi khách hàng.
Chi phí đầu vào của các dự án BĐS
Tỷ giá tăng không chỉ tác động đến xu hướng dòng tiền, bên cạnh đó nó cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí đầu vào của nhiều dự án BĐS. Song, vấn đề này cũng không đáng lo ngại vì không tác động nhiều đến các dự án BĐS vốn hay sử dụng vật liệu trong nước. Còn lại, một vài dự án BĐS cao cấp thường dùng vật liệu đầu vào được nhập ngoại thì chắc chắn khi tỷ giá tăng, chi phí sẽ bị đội lên.
Thế nhưng, một vài ý kiến của các chuyên gia trong ngành cho rằng, đầu vào của các dự án BĐS sẽ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ việc biến động mạnh của tỷ giá.
Điều này cũng có nghĩa là, lãi vay chịu ảnh hưởng khi tỷ giá bị đẩy lên cao. Theo đó, các dự án sẽ chịu mức lãi suất cao nếu vay vốn ngân hàng.
Vấn đề được đặt ra và cũng dành được sự quan tâm của dư luận đó là việc tăng tỷ giá có dẫn đến tăng giá bất động sản hay không?
Theo phân tích của Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Cường, giá bất động sản khó có thể tăng trước sự biến động của tỷ giá. Nguyên do là vì hiện nay thị trường chủ yếu đang tập trung đẩy mạnh giải quyết hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ chỉ gặp thêm khó khăn nếu đẩy giá BĐS. Không những vậy, việc tăng giá bán với các dự án có tính thanh khoản thấp cũng sẽ đồng nghĩa với việc "tự sát".
Một vài chuyên gia trong ngành cũng nhận định, không riêng gì tỷ giá, còn nhiều yếu tố khác như cung - cầu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường. Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, tỷ giá tăng sẽ khó kéo theo việc tăng giá bất động sản.
(Theo Trí thức trẻ)
Biến động tỷ giá ảnh hưởng ra sao tới thị trường bất động sản?
Thông thường, tỷ giá biến động sẽ kéo theo sự dịch chuyển của xu hướng dòng tiền. Theo đánh giá từ các chuyên gia kinh tế, việc này cũng có tác động đến các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Riêng với bất động sản (BĐS), những khía cạnh nào sẽ chịu ảnh hưởng trước sự biến động khá lớn về tỷ giá như vậy?