30.000 tỷ, niềm tin và khả năng
Tương lai thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sẽ hoàn toàn vô vọng nếu không thể kết hợp đồng bộ các yếu tố gói tài chính ưu đãi lãi suất thấp, giảm mạnh lãi suất cho vay và kéo giá vàng sát giá thế giới.
Xác tín phục sinh?
Cuối cùng thì Thông tư của Ngân hàng nhà nước về “gói cứu trợ” 30.000 tỷ đồng cũng được ban hành. Văn bản này ra đời vào giữa tháng 5/2013, trùng với một thời điểm cách đây 2 năm khi thị trường bất động sản Hà Nội chính thức chấm dứt con sóng sôi trào được khởi đầu từ giữa năm 2009.
Quá chậm trễ đối với doanh nghiệp bất động sản là ấn tượng đầu tiên của thông tư trên. Được chỉ thị từ đầu tháng Giêng năm nay bởi Nghị quyết 02 của Chính phủ, nhưng điều đáng kinh ngạc là văn bản triển khai của Ngân hàng nhà nước lại cần có “độ trễ” đến hơn 4 tháng trời.
Dù sao, có còn hơn không. Ít nhất, các doanh nghiệp con nợ bất động sản và cả nhóm ngân hàng chủ nợ cũng còn có cái để hy vọng. Vấn đề còn lại chỉ là hiệu ứng của thông tư 30.000 tỷ sẽ xảy đến như thế nào đối với xã hội và thị trường.
Dĩ nhiên, trước hết phải tính đến nhu cầu của xã hội, sau một thời gian khá dài mà các nhóm đầu cơ chỉ chăm bẵm vào yếu tố thị trường.
Khác hẳn với thời gian vài năm trước, giờ đây thị trường không tự quyết định được số phận của nó, mà do xã hội nắm giữ. Hai năm qua, nhiều cố gắng “đẩy” giá và thanh khoản của thị trường bất động sản đến từ nhiều nhóm đầu cơ bất động sản đã trở nên vô nghĩa. Độ trơ của thị trường đã trở nên cố hữu và gan lỳ.
Trong bối cảnh độ trơ của thị trường nhà đất đang trở nên ghê gớm nhất, Thông tư 30.000 tỷ liệu có thể làm nên một kích thích nào đó để “phục sinh” thị trường này?
Tất cả vẫn còn là ẩn số, thậm chí là bài toán nhiều ẩn số hơn cả năm ngoái.
Từ khi ý định ban hành thông tư trên được ban bố, giới kinh doanh và chuyên gia bất động sản chỉ hơi xáo động trong một thời gian ngắn. Sau đó, đâu lại vào đấy. Cũng sau đó, đã dần xuất hiện nhiều ý kiến bất lợi cho niềm tin phục hồi bất động sản.
Chẳng có mấy người tin tưởng vào gói giải cứu 30.000 tỷ đồng sẽ có thể giúp cho thị trường hồi sinh. Về giá trị, đó là con số quá nhỏ so với 1,2 triệu tỷ đồng tài sản thế chấp bất động sản đang nằm trong các tổ chức tín dụng, cũng không đáng kể gì so với ít nhất 200.000 tỷ đồng nợ vay bất động sản.
Dù lãi suất cho vay ưu đãi đối với nhà ở xã hội đã được kéo xuống mức “không tưởng” là 6%, với thời hạn cho vay đối với cá nhân kéo dài đến 10 năm thay vì chỉ vài ba năm như dự thảo thông tư, sự phục hồi của thị trường nếu có xảy ra vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào phân khúc nhà ở bình dân như truyền thống trong thời kinh tế suy thoái, chứ chưa hiện ra bất kỳ triển vọng nào cho các phân khúc cao cấp hơn thế.
Tình thế khó khăn trên đang khiến cho bất cứ một động thái kích thích riêng lẻ nào đều có thể trở thành kẻ độc hành cô đơn. Mà muốn vận hành được bộ máy kích hoạt thị trường, người ta lại phải vận dụng một cách đồng bộ những phương tiện khác.
Chiến dịch đồng bộ?
Thật khó để có một dấu ấn “tốt đẹp” nếu chủ đề lãi suất không hòa cùng tiếng nói với gói 30.000 tỷ. Nhưng cho tới giờ và khác hẳn với bối cảnh một năm trước, phong trào giảm lãi suất huy động đã trở nên nhàm chán trong con mắt doanh nghiệp. Bởi dù giảm đến bao nhiêu thì điều mà doanh nghiệp quan tâm vẫn là biên độ giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay có được rút ngắn, và hơn thế là rút ngắn đáng kể, hay là không.
Dòng tiền, vốn đã bị ngưng đọng tại ngân hàng từ nhiều tháng qua, chỉ có thể được bung ra một cách tự nhiên nếu lãi suất cho vay trở về thời kỳ năm 2005 - 2006. Nếu khả năng này diễn ra, hàng loạt dự án nhà ở xã hội và cả dạng nhà thương mại chuyển công năng thành nhà xã hội sẽ dần được tiêu thụ, làm giảm dần nguồn cung và dần tăng tính hấp dẫn của thị trường.
Đồng thời, giá vàng sẽ làm nên một kênh hỗ trợ thị trường bất động sản nếu vàng trong nước tuân thủ quy luật sát giá thế giới. Với nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khó có gì tốt hơn trong bối cảnh hiện nay nếu giá vàng giảm theo giá thế giới và do đó sẽ kích hoạt một phần dòng tiền từ dân cư chuyển sang hấp thụ núi hàng tồn ế nhà đất.
Giảm lãi suất cho vay không những có thể giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và đương nhiên cả doanh nghiệp bất động sản được vay thêm vốn để triển khai dự án dang dở hoặc đầu tư mới, mà còn kích thích một bộ phận dân chúng dũng cảm hơn khi đặt chân đến ngân hàng vay tiền mua nhà ở.
Tuy nhiên, tất cả những tính toán trên mới chỉ mang tính giả định không hơn không kém, bởi trong thực tế chưa có gì diễn ra đồng bộ, và cũng chưa có một kết quả nào hiện hình.
Cho tới giờ, vàng trong nước vẫn duy trì khoảng cách chót vót 5-6 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới. Dù Ngân hàng nhà nước đã tống ra thị trường đến 18 tấn vàng qua đấu thầu, điều lạ lùng là khoảng chênh giá vẫn được duy trì một cách cố ý theo cách “bình ổn thị trường chứ không phải là bình ổn giá” như một số quan chức Ngân hàng nhà nước tuyên bố.
Trong khi đó, lãi suất cho vay vẫn chưa thực giảm, trong khi lại có khả năng chênh cao đến hàng chục phần trăm so với lãi suất huy động. Trong thời gian tới, nếu cái được coi là “biên độ hợp lý” như vậy được cố tình giữ vững, chắc chắn sẽ chẳng một doanh nghiệp hay người dân nào dám đâm đầu liều lĩnh vào trụ sở ngân hàng để “tự sát”.
Nếu không thể kết hợp đồng bộ các yếu tố gói tài chính ưu đãi lãi suất thấp, giảm mạnh lãi suất cho vay và kéo giá vàng sát giá thế giới, tương lai của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sẽ hoàn toàn vô vọng. Nợ xấu sẽ vẫn còn nguyên vẹn trong khi chỉ có một số ít căn hộ được thị trường hấp thụ. Số còn lại, hàng trăm ngàn căn hộ trung và cao cấp vẫn sẽ không thể tìm ra chủ mới. Khi đó, cái chết thực tế sẽ thay thế cho cái chết lâm sàng và dẫn đến “sự tồn vong” của ngành ngân hàng.
Xác tín phục sinh?
Cuối cùng thì Thông tư của Ngân hàng nhà nước về “gói cứu trợ” 30.000 tỷ đồng cũng được ban hành. Văn bản này ra đời vào giữa tháng 5/2013, trùng với một thời điểm cách đây 2 năm khi thị trường bất động sản Hà Nội chính thức chấm dứt con sóng sôi trào được khởi đầu từ giữa năm 2009.
Quá chậm trễ đối với doanh nghiệp bất động sản là ấn tượng đầu tiên của thông tư trên. Được chỉ thị từ đầu tháng Giêng năm nay bởi Nghị quyết 02 của Chính phủ, nhưng điều đáng kinh ngạc là văn bản triển khai của Ngân hàng nhà nước lại cần có “độ trễ” đến hơn 4 tháng trời.
Dù sao, có còn hơn không. Ít nhất, các doanh nghiệp con nợ bất động sản và cả nhóm ngân hàng chủ nợ cũng còn có cái để hy vọng. Vấn đề còn lại chỉ là hiệu ứng của thông tư 30.000 tỷ sẽ xảy đến như thế nào đối với xã hội và thị trường.
Dĩ nhiên, trước hết phải tính đến nhu cầu của xã hội, sau một thời gian khá dài mà các nhóm đầu cơ chỉ chăm bẵm vào yếu tố thị trường.
Khác hẳn với thời gian vài năm trước, giờ đây thị trường không tự quyết định được số phận của nó, mà do xã hội nắm giữ. Hai năm qua, nhiều cố gắng “đẩy” giá và thanh khoản của thị trường bất động sản đến từ nhiều nhóm đầu cơ bất động sản đã trở nên vô nghĩa. Độ trơ của thị trường đã trở nên cố hữu và gan lỳ.
Trong bối cảnh độ trơ của thị trường nhà đất đang trở nên ghê gớm nhất, Thông tư 30.000 tỷ liệu có thể làm nên một kích thích nào đó để “phục sinh” thị trường này?
Tất cả vẫn còn là ẩn số, thậm chí là bài toán nhiều ẩn số hơn cả năm ngoái.
Từ khi ý định ban hành thông tư trên được ban bố, giới kinh doanh và chuyên gia bất động sản chỉ hơi xáo động trong một thời gian ngắn. Sau đó, đâu lại vào đấy. Cũng sau đó, đã dần xuất hiện nhiều ý kiến bất lợi cho niềm tin phục hồi bất động sản.
Chỉ một gói tài chính ưu đãi lãi suất thấp 30.000 tỷ không đủ để “phục sinh” niềm tin thị trường bất động sản.
Chẳng có mấy người tin tưởng vào gói giải cứu 30.000 tỷ đồng sẽ có thể giúp cho thị trường hồi sinh. Về giá trị, đó là con số quá nhỏ so với 1,2 triệu tỷ đồng tài sản thế chấp bất động sản đang nằm trong các tổ chức tín dụng, cũng không đáng kể gì so với ít nhất 200.000 tỷ đồng nợ vay bất động sản.
Dù lãi suất cho vay ưu đãi đối với nhà ở xã hội đã được kéo xuống mức “không tưởng” là 6%, với thời hạn cho vay đối với cá nhân kéo dài đến 10 năm thay vì chỉ vài ba năm như dự thảo thông tư, sự phục hồi của thị trường nếu có xảy ra vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào phân khúc nhà ở bình dân như truyền thống trong thời kinh tế suy thoái, chứ chưa hiện ra bất kỳ triển vọng nào cho các phân khúc cao cấp hơn thế.
Tình thế khó khăn trên đang khiến cho bất cứ một động thái kích thích riêng lẻ nào đều có thể trở thành kẻ độc hành cô đơn. Mà muốn vận hành được bộ máy kích hoạt thị trường, người ta lại phải vận dụng một cách đồng bộ những phương tiện khác.
Chiến dịch đồng bộ?
Thật khó để có một dấu ấn “tốt đẹp” nếu chủ đề lãi suất không hòa cùng tiếng nói với gói 30.000 tỷ. Nhưng cho tới giờ và khác hẳn với bối cảnh một năm trước, phong trào giảm lãi suất huy động đã trở nên nhàm chán trong con mắt doanh nghiệp. Bởi dù giảm đến bao nhiêu thì điều mà doanh nghiệp quan tâm vẫn là biên độ giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay có được rút ngắn, và hơn thế là rút ngắn đáng kể, hay là không.
Dòng tiền, vốn đã bị ngưng đọng tại ngân hàng từ nhiều tháng qua, chỉ có thể được bung ra một cách tự nhiên nếu lãi suất cho vay trở về thời kỳ năm 2005 - 2006. Nếu khả năng này diễn ra, hàng loạt dự án nhà ở xã hội và cả dạng nhà thương mại chuyển công năng thành nhà xã hội sẽ dần được tiêu thụ, làm giảm dần nguồn cung và dần tăng tính hấp dẫn của thị trường.
Đồng thời, giá vàng sẽ làm nên một kênh hỗ trợ thị trường bất động sản nếu vàng trong nước tuân thủ quy luật sát giá thế giới. Với nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khó có gì tốt hơn trong bối cảnh hiện nay nếu giá vàng giảm theo giá thế giới và do đó sẽ kích hoạt một phần dòng tiền từ dân cư chuyển sang hấp thụ núi hàng tồn ế nhà đất.
Giảm lãi suất cho vay không những có thể giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và đương nhiên cả doanh nghiệp bất động sản được vay thêm vốn để triển khai dự án dang dở hoặc đầu tư mới, mà còn kích thích một bộ phận dân chúng dũng cảm hơn khi đặt chân đến ngân hàng vay tiền mua nhà ở.
Tuy nhiên, tất cả những tính toán trên mới chỉ mang tính giả định không hơn không kém, bởi trong thực tế chưa có gì diễn ra đồng bộ, và cũng chưa có một kết quả nào hiện hình.
Cho tới giờ, vàng trong nước vẫn duy trì khoảng cách chót vót 5-6 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới. Dù Ngân hàng nhà nước đã tống ra thị trường đến 18 tấn vàng qua đấu thầu, điều lạ lùng là khoảng chênh giá vẫn được duy trì một cách cố ý theo cách “bình ổn thị trường chứ không phải là bình ổn giá” như một số quan chức Ngân hàng nhà nước tuyên bố.
Trong khi đó, lãi suất cho vay vẫn chưa thực giảm, trong khi lại có khả năng chênh cao đến hàng chục phần trăm so với lãi suất huy động. Trong thời gian tới, nếu cái được coi là “biên độ hợp lý” như vậy được cố tình giữ vững, chắc chắn sẽ chẳng một doanh nghiệp hay người dân nào dám đâm đầu liều lĩnh vào trụ sở ngân hàng để “tự sát”.
Nếu không thể kết hợp đồng bộ các yếu tố gói tài chính ưu đãi lãi suất thấp, giảm mạnh lãi suất cho vay và kéo giá vàng sát giá thế giới, tương lai của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sẽ hoàn toàn vô vọng. Nợ xấu sẽ vẫn còn nguyên vẹn trong khi chỉ có một số ít căn hộ được thị trường hấp thụ. Số còn lại, hàng trăm ngàn căn hộ trung và cao cấp vẫn sẽ không thể tìm ra chủ mới. Khi đó, cái chết thực tế sẽ thay thế cho cái chết lâm sàng và dẫn đến “sự tồn vong” của ngành ngân hàng.
Giảm lãi suất cho vay không những có thể giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và đương nhiên cả doanh nghiệp bất động sản được vay thêm vốn để triển khai dự án dang dở hoặc đầu tư mới, mà còn kích thích một bộ phận dân chúng dũng cảm hơn khi đặt chân đến ngân hàng vay tiền mua nhà ở.
Nguồn: Sóng mới
30.000 tỷ, niềm tin và khả năng
Tương lai thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sẽ hoàn toàn vô vọng nếu không thể kết hợp đồng bộ các yếu tố gói tài chính ưu đãi lãi suất thấp, giảm mạnh lãi suất cho vay và kéo giá vàng sát giá thế giới.